Nhật ký trang n+1

 Huế 17/10/2020 Những chuỗi ngày mưa gió kéo dài... Đúng như dự đoán, năm nay chẳng phải là một năm bình yên.  Nhưng mình vẫn không hiểu, tại sao ta lại trói buộc cảm xúc của mình vào những thứ huyễn hoặc như vậy? Tại sao phải buồn, phải đau làm gì? Nhưng mà so sánh thì nỗi buồn này chẳng là gì với những đau đớn ngoài kia... Buồn... cô đơn, nhưng bình yên, có lẽ vậy là đủ. Cố gắng tập trung vào những mục tiêu, dự định khác, cầu chăng chút bù đắp.  Mong cho lòng thôi gợn sóng...

CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG TẠO NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG CỦA TIM

CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG TẠO NHỊP VÀ DẪN TRUYỀN XUNG ĐỘNG 


Tim gồm:

-          Sợi cơ tim: co bóp khi bị kích thích

-          Sợi biệt hóa: tạo và dẫn truyền xung động

 


Hình 1: Hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền xung động của tim

 

I.                    NÚT XOANG

-          Vị trí: góc trên, bên phải của nhĩ phải, nơi TM chủ trên đổ vào nhĩ phải

-          Đây là máy tạo nhịp tự nhiên của tim, tạo ra xung động 60 – 100 lần/phút

-          Đường đi của xung động:

+ Qua các đường liên nút  nút nhĩ thất  bó His và các nhánh  mạng lưới Purkinje

+ Qua bó Bachmann  khử cực nhĩ trái

-          Nuôi dưỡng:

+ Động mạch vành phải 50%

+ Động mạch mũ

+ Tuần hoàng bàng hệ phong phú

 

II.                  NÚT NHĨ THẤT

-          Vị trí: dưới nhĩ phải, gần lỗ xoang TM vành

-          Vai trò: 

+ Dẫn truyền chậm xung động đi qua nó. Làm chậm xung động 0,04 giây => tránh cho tâm thất co bóp quá sớm => hoàn thành giai đoạn đổ đầy thất, khi các tâm nhĩ co bóp, làm các tế bào cơ tim căng ra với mức độ đầy đủ nhất để đạt cung lượng tim đỉnh.

+ Bản thân nút nhĩ thất không có tế bào tạo nhịp, nhưng tổ chức xung quanh nó là bộ nối có chứa các tế bào tạo nhịp, có thể phát xung động 40-60 lần/phút.

-          Vòng van nhĩ thất là tổ chức xơ không dẫn truyền xung động, nên nút nhĩ thất là giao lộ duy nhất mà các xung động từ nhĩ phải đi qua trước khi xuống tâm thất.

Lâm sàng: dùng ATP hoặc adenosine ức chế dẫn truyền nút nhĩ thất sẽ cắt được cơn nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại.

Bất thường: Có cầu nối giữa nhĩ và thất (Kent) => xung động có thể dẫn truyền qua cả nút nhĩ thất và cầu Kent => hội chứng tiền kích thích (Wolff-parkinson-white WPW) => cơn nhịp nhanh do vòng vào lại tái phát => chỉ định cắt đốt đường dẫn truyền phụ này bằng năng lương tận số radio.

-          Nuôi dưỡng:

+ ĐM vành phải 90%

+ Nhánh vách của ĐM liên thất trước

+ Tuần hoàn bàng hệ khá phong phú

 



Hình 2. Bó Kent

III.                BÓ HIS

-          Vị trí: tổ chức đi vào tâm thất ở gần vách liên thất. Gồm 2 nhánh His phải và His trái.

Nhánh His phải: xuống tâm thất phải theo phía bên phải của vách liên thất

Nhánh His trái: xuống tâm thất trái theo phía bên trái của vách liên thất gồm 2 phân nhánh:

   ~ Phân nhánh trái trước: đi vào phần phía trước của tâm thất trái

   ~ Phân nhánh trái sau: đi vào phần sau và bên của tâm thất trái

-          Vai trò: khôi phục sự dẫn truyền nhanh các xung động vào trong tâm thất.

-          Xung động đi xuống nhánh trái nhanh hơn rất nhiều so với nhánh phải (tâm thất trái lớn hơn và thành dày hơn) => cho phép 2 tâm thất co bóp đồng thời.

 

IV.                MẠNG LƯỚI PURKINJE

-          Toàn bộ mạng lưới tổ chức thần kinh đặc biệt trong các tâm thất được gọi là hệ thống His-Purkinje. Các sợi Purkinje xuất phát từ các nhánh của nhánh His đi vào tế bào nội mạc của tim, sâu bên trong tổ chức cơ tim.

-          Vai trò: 

+ Dẫn truyền xung động nhanh đến cơ tim để làm chúng khử cực và co bóp.

+ Có thể hoạt động như máy tạo nhịp, tạo xung động 20-40 lần/phút hoặc chậm hơn. Bình thường không phát xung động, trừ khi dẫn truyền qua bó His bị block, hoặc nút xoang hay nút nhĩ thất không tạo ra xung động.

 



ÔN TẬP

 

 

 


1. Nút xoang (60 – 100 l/p)

2. Nút nhĩ thất (bộ nối – 40 – 60 l/p)

3. Nhánh trên dẫn truyền nội nhĩ

4. Nhánh giữa dẫn truyền nội nhĩ

5. Nhánh dưới dẫn truyền nội nhĩ

6. Bó Bachmann

7. Bó His

8. Bó sau trái

9. Nhánh phải

10. Mạng lưới Purkinje (20 – 40 l/p)

 

 

Nhận xét