CHƯƠNG 4: CÁC TIÊU CHUẨN CỦA ĐIỆN TIM BÌNH THƯỜNG
Trước khi muốn phát hiện những đặc điểm bất thường, bạn phải làm quen và ghi nhớ hình ảnh của một điện tim bình thường, ghi nhớ các thông tin quan trọng: các thông số bình thường, chức năng chủ yếu khi khảo sát bề mặt của tim, và hình ảnh đi kèm của các chuyển đạo ngực và chi. Ít nhất bạn phải nhớ được trình tự các sóng, biên độ bình thường của các sóng, khoảng cách giữa các sóng để làm tiêu chuẩn chẩn đoán.
Hình 1: Nhịp xoang bình thường. Nhịp nhĩ và thất đều. Mỗi sóng P đi trước một phức bộ QRS. Khoảng PR bình thường
I. TIÊU CHUẨN CỦA CÁC SÓNG VÀ CÁC KHOẢNG BÌNH THƯỜNG
Hình 2: Các sóng của điện tim bình thường
1. Sóng P
Sóng P là thành phần đầu tiên của một điện tim bình thường. Là biểu hiện khử cực nhĩ và dẫn truyền xung động qua tâm nhĩ
Hình 3: Sóng P. Khử cực và dẫn truyền xung động qua tâm nhĩ
- Vị trí: phía trước phức bộ QRS
- Hướng:
+ Dương: DI, DII, aVF, V4, V5, V6
+ Âm: aVR
+ Thay đổi: DIII, aVL, V1, V2, V3
- Hình dạng: đỉnh tròn, cân đối, không có đỉnh và không có móc
- Biên độ, chiều rộng:
+ Rộng: 0.06 - 0.10s, <0.11s (1.5-2.5mm)
+ Cao: <2.5mm
Hình 4: Sóng P bình thường
2. Phức bộ QRS
Biểu hiện của khử cực và dẫn truyền xung động qua các tâm thất
Hình 5: Phức bộ QRS. Khử cực và dẫn truyền xung động qua tâm thất.
- Hướng: dương ở tất cả các chuyển đạo ngoại trừ: aVR, V1-V3
Hình 6: Các hình dạng của phức bộ QRS
- Hình dạng: Bao gồm sóng Q là sóng âm đầu tiên, sóng R là sóng dương, và sóng S là sóng âm đầu tiên sau sóng R. Tuy nhiên phức bộ QRS có thể không đủ cả 3 thành phần trên hoặc thay đổi.
Sóng Q nhỏ không có ý nghĩa bệnh lý ở chuyển đạo DI, DII, DIII, aVL, V4-V6
Sóng R tăng dần biên độ từ V2-V4/V5 rồi giảm dần, trở nên nhỏ hơn tới V6.
- Biên độ và chiều rộng:
+ Chiều rộng phức bộ QRS từ 0.06-0.09s
+ Biên độ tuyệt đối (chiều cao và sâu) ở các chuyển đạo chi >5mm
+ Biên độ tuyệt đối ở các chuyển đạo trước tim >10mm
Hình 7: Tính khoảng QRS
3. Sóng T
Biểu hiện tái cực thất
Hình 8: Sóng T. Tái cực thất
- Hướng: cùng chiều với phức bộ QRS
- Hình dạng: đỉnh hơi tròn và không cân xứng, sườn lên thoai thoải, sườn xuống dốc
- Biên độ và chiều rộng:
+ Biên độ <5mm ở các chuyển đạo chi
+ Biên độ <10mm ở các chuyển đạo ngực
4. Sóng U
Sóng dương xuất hiện sau sóng T. Biểu hiện tái cực của mạng lưới purkinje hoặc các sợi dẫn truyền trong thất. Sóng U có thể không biểu hiện trên điện tim và có thể thấy trên người bình thường.
Hình 9: Sóng U
5. Đoạn ST
Hình 10: Đoạn ST
- Hướng: đẳng điện ở tất ca các chuyển đạo
- Hình dạng: uốn cong nhẹ vào chân sóng T
- Biên độ và chiều rộng:
+ Chênh lên <1mm
+ Chênh xuống <1mm (chênh xuống 0.5mm được coi là ranh giới)
6. Khoảng PR: là thời gian dẫn truyền nhĩ thất từ khi bắt đầu sóng P đến đầu QRS. Bình thường từ 0.12-0.20s
Hình 11: Khoảng PR bình thường và kéo dài
7. Khoảng QT: khoảng thời gian khử cực và tái cực thất từ khởi điểm sóng Q đến cuối sóng T. Bình thường từ 0.36-0.44s hoặc <1/2 khoảng RR đi trước, với nhịp bình thường.
Hình 12: ECG bình thường và khoảng QT kéo dài
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC SÓNG Ở CÁC CHUYỂN ĐẠO CHI
1. Các chuyển đạo lưỡng cực chi
Đơn cực và lưỡng cực là các khái niệm cơ bản. Nguyên lý ghi dòng điện của máy điện tim là vector khử cực của sóng đi từ âm sang dương, và máy sẽ ghi trên giấy điện tim một sóng dương, biên độ sóng cao hay thấp tùy thuộc vào cường độ của vector khử cực. Các chuyển đạo đơn cực như aVR, aVL, aVF và V1-V6 thì trái tim chính là cực âm và các điện cực gắn trên người bệnh nhân chính là cực dương.
| Chuyển đạo DI | Chuyển đạo DII | Chuyển đạo DIII |
Sóng P | Dương | Dương | Thay đổi |
Phức bộ QRS | Sóng q nhỏ R>S | Sóng q nhỏ R>S | Sóng q nhỏ hoặc không R>S |
Sóng T | Dương | Dương | Thay đổi |
Chức năng | Khảo sát thành bên của tim Block phân nhánh Xác định trục điện học của tim | Khảo sát mặt dưới của tim Xác định trục điện học của tim Các bất thường tâm nhĩ | Khảo sát mặt dưới của tim Block phân nhánh |
2. Các chuyển đạo đơn cực chi
| Chuyển đạo aVR | Chuyển đạo aVL | Chuyển đạo aVF |
Sóng P | Âm | Thay đổi | Dương |
Phức bộ QRS | Sóng Q lớn, nhỏ hoặc không có r nhỏ hoặc không có S lớn (có thể có QS) | q nhỏ hoặc không có R lớn hoặc nhỏ S lớn hoặc không có | q nhỏ hoặc không có R lớn hoặc nhỏ S lớn hoặc không có |
Sóng T | Âm | Thay đổi | Thay đổi |
Chức năng | Không đặc trưng | Khảo sát thành bên tim | Khảo sát thành dưới tim Xác định trục điện học |
III. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC SÓNG Ở CÁC CHUYỂN ĐẠO NGỰC
Hình 13: Các chuyển đạo ngực V1-V6
| Sóng P | Phức bộ QRS | Sóng T | Chức năng |
V1 | Thay đổi | q không có r nhỏ hoặc không có R<S S lớn (QS) | Thay đổi | Khảo sát thành trước tim Soi gương thành sau tim Xác định block nhánh Các bất thường tâm nhĩ Phì đại tâm thất |
V2 | Thay đổi | Tương tự V1 R>R ở V1 | Thay đổi | Khảo sát thành trước tim Soi gương thành sau tim Phì đại tâm thất |
V3 | Thay đổi | q không có R <,> hoặc = S R>R ở V2 | Dương | Khảo sát thành trước và trước vách của tim |
V4 | Dương | q nhỏ hoặc không có R>S R>R ở V3 | Dương | Khảo sát thành trước tim |
V5 | Dương | q nhỏ R lớn R<,> hoặc = R ở V4 S<S ở V4 | Dương | Khảo sát thành trước bên tim Phì đại tâm thất |
V6 | Dương | q nhỏ R<R ở V5 S<S ở V5 | Dương | Khảo sát thành trước bên tim Xác định block nhánh Phì đại tâm thất |
THÊM:
Sự hình thành các sóng trong phức bộ QRS
Nhận xét
Đăng nhận xét