3.2.2.Phương pháp trực tiếp
Không cần lắp ống cao su trung gian. Tiến hành như trên, vừa chọc từ từ vào, vừa rút syringe ra xem có dịch không.
Nếu cần chẩn đoán cấp cứu, chỉ hút 30 – 50 ml dịch và chấm dứt thủ thuật.
Không nên tháo một lượng dịch quá nhiều trong một thời gian ngắn. Nên rút dịch từ từ và mỗi lần không quá 200-300ml ở trẻ em, 1 lít ở người lớn mỗi lần chọc dò. Việc chọc dò quá nhanh có thể dò trung thất và thay đổi áp lực lồng ngực.
Sau khi làm xong thủ thuật, rút kim ra bằng một động tác nhanh gọn, dứt khoát và dùng một miếng bông vô trùng lèn chặt chỗ chọc dò và băng dính lại
Hình 3. Cảm nhận xương sườn, "rà" kim ở bờ trên xương sườn dưới
4. TAI BIẾN CÓ THỂ GẶP
4.1. Tổn thương dây thần kinh liên sườn, các mao mạch liên sườn
Có thể đưa đến choáng thần kinh và các khối máu tụ. Tránh tai biến này bằng rà sát kim vào bờ trên xương sườn dưới
Hình 4. Giải phẫu khoảng liên sườn
4.2. Chọc thủng lá tạng và xuyên vào nhu mô phổi
Lúc đó bệnh nhân sẽ ho đột ngột, khó chịu và trong syringe xuất hiện nhiều bọt. Tai biến này xảy ra do đưa kim vào quá nhanh và quá sâu. Nếu xảy ra, lập tức rút kim ra và sẵn sàng hồi sức nếu bệnh nhân ngất.
4.3. Tràn khí màng phổi
Là biến chứng thường gặp nhất, do làm thủ thuật không đúng cách.
4.4. Ở trẻ nhạy cảm hoặc không chuẩn bị trước có thể ngất đột ngột
Cần ngừng thủ thuật, cho nằm đầu thấp, thở Oxy, hồi sức tim mạch nếu cần.
4.5. Phù phổi cấp
Do tháo dịch quá nhanh, quá nhiều làm thay đổi áp lực lồng ngực quá nhanh.
4.6. Cường phế vị
Mặt tái, vã mồ hôi, chóng mặt, nôn, mạch chậm
=> Nằm đầu thấp, gác chân lên cao, tiêm 1 ống atropin 0,25mg dưới da, hoặc hòa 2ml NaCl 0,9% tiêm tĩnh mạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét