CHƯƠNG 6: CÁCH XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM VÀ BLOCK PHÂN NHÁNH
Đây là bước thứ hai của phương pháp đọc điện tim theo hệ thống
I. TRỤC ĐIỆN TIM
Trục điện tim chỉ hướng trung bình các hoạt động điện của tim trong khi tâm thất khử cực. Sự di lệch của trục điện tim cũng có thể xuất hiện ở những người không mắc bệnh tim.
Lợi ích lâm sàng của phát hiện di lệch trục điện tim là cánh báo những vấn đề tiềm ẩn khác. Trục điện tim rất quan trọng trong việc xác định sự có mặt của block phân nhánh, phì đại tâm thất, hoặc nhồi máu cơ tim.
Nhìn chung trục điện tim sẽ lệch về phía vùng cơ tim phì đại và lệch xa vùng nhồi máu.
Trục điện tim có thể bình thường, lệch phải, lệch trái hoặc vô định.
Có 2 phương pháp để xác định trục điện tim:
- Sử dụng góc vuông đơn giản
- Sử dụng mặt phẳng số không
1. Phương pháp sử dụng góc vuông đơn giản
Thường được dùng để xác định nhanh trục điện tim trên lâm sàng. Trong phương pháp này, trục điện tim được xác định bởi biên độ tinh của phức bộ QRS ở chuyển đạo DI và aVF.
1.1. Xác định biên độ tinh ở chuyển đạo DI và aVF
Biên độ tinh được xác định bằng cách lấy số ô vuông của phức bộ QRS ở phía trên đường đẳng điện trừ đi số ô vuông ở phía dưới đường đẳng điện. Sự xác định này sẽ định vị trục QRS ở một trong bốn góc vuông:
Hình 1 Phương pháp sử dụng góc vuông đơn giản
1.2. Sử dụng bảng để xác định trục điện tim
Hình 2: Sử dụng bảng để xác định trục điện tim theo phương pháp góc vuông đơn giản
Nếu trục lệch trái, hãy nhìn DII:
- Nếu DII (+), trục điện tim nằm giữa 0 và -30o => trục lệch trái bình thường
- Nếu DII (-), trục ≥30o và không bình thường => phản ánh block phân nhánh trái trước
- Nếu DII có 2 pha bằng nhau hoặc đẳng điện, trục điện tim là -30o
2. Phương pháp mặt phẳng số không
Phương pháp này tính góc tương đối của trục. Những hiểu biết về trực giao và hệ thống trục sáu cạnh sẽ rất có lợi
Hình 3: Hệ thống đối chiếu trục sáu cạnh
Bước 1. Tìm chuyển đạo đẳng điện hoặc có 2 pha bằng nhau.
Kiểm tra các chuyển đạo ngoại biên ở mặt phẳng trán và xác định phức bộ QRS nào có sóng âm và sóng dương bằng nhau. Đó chính là chuyển đạo có mặt phẳng số không.
Nếu không có chuyển đào nào như vậy trong 6 chuyển đạo chi, hãy chọn 1 chuyển đạo nhỏ nhất hoặc dẹt nhất.
Nếu tất cả các chuyển đạo đều có 2 pha bằng nhau, thì trục điện tim là vô định
Bước 2. Tìm chuyển đạo trực giao (vuông góc) với chuyển đạo có mặt phẳng số không.
Bước 3. Xác định trục của chuyển đạo đã được xác định trong bước 2
Nếu chuyển đạo trong bước 2 dương, có thể xác định trục điện tim trực tiếp.
Nếu chuyển đạo trong bước 2 âm, trục điện tim sẽ cách 180o.
Ví dụ: chuyển đạo DII có 2 pha bằng nhau được xác định qua bước 1, nó là chuyển đạo có mặt phẳng số không. Chuyển đạo aVL trực giao với DII được xác định qua bước 2. Ở bước 3, aVL được xác định là dương. Do vậy trục điện tim được xác định trực tiếp là -300.
II. BLOCK PHÂN NHÁNH
Trục điện tim phải được xác định trước khi đánh giá xem có bị block phân nhánh hay không. Không có điều trị đặc hiệu gì cho block phân nhánh, nhưng nếu nó xuất hiện đồng thời với block nhánh phải thì cần thận trọng vì nó thường báo trước sự xuất hiện của block nhĩ thất hoàn toàn và sẽ cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Block phân nhánh trái trước (LAFB):
- Trục lệch trái
- DI: QRS có dạng qR
- DIII: QRS có dạng rS
Hình 3: Block phân nhánh trái trước
Hình 4: Block phân nhánh trái trước: trục lệch trái; qR ở DI và avL; rS ở DII, DIII và aVF
Block phân nhánh trái sau (LPFB):
- Trục lệch phải
- DI: rS
- DIII: qR
Hình 5: Bock phân nhánh trái sau: trục lệch phải; rS ở DI và avL; qR ở DII, DIII và aVF
Nhận xét
Đăng nhận xét