ĐO VÀ ĐỌC KẾT QUẢ MỘT HÔ HẤP KÝ
1. MỤC ĐÍCH: Hô hấp ký là phương pháp đo các thể tích của phổi như thể tích hít vào tối đa FVC, thể tích thổi ra tối đa FEV1, các thể tích khác như PEP, FEF...Từ đó đánh giá khả năng thông khí phổi của bệnh nhân, giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giúp thăm dò thông khí phổi trước phẫu thuật...
2 loại hô hấp ký:
- Hô hấp ký loại lưu lượng - thể tích
- Hô hấp ký loại lưu lượng - thời gian
2. CÁC THÔNG SỐ THỂ TÍCH PHỔI:
- TV: Tidal Volume - Thể tích lưu thông
- IRV: Inspiratory Reserve Volume - Thể tích dự trữ hít vào
- IC: Inspỉatory Capacity - Dung tích hít vào
IC = IRV + TV
- ERV: Expiratory Reserve Volume - Thể tích dự trữ thở ra
- RV: Reverse Volume - Thể tích cặn
- FRV: Functional Reverse Volume - Thể tích cặn chức năng
FRV = ERV + RV
- VC: Vital Capacity - Dung tích sống
VC = IRV + TV + ERV
- TLC: Total Lung Capacity - Dung tích toàn phổi
TLC = VC + RV
Hình 1. Các thông số thể tích phổi
3. DỤNG CỤ: máy hô hấp kế, ống thổi, máy in
4. KỸ THUẬT
4.1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Chỉ tiến hành khi bệnh nhân đồng ý đo chức năng hô hấp.
- Đo chiều cao, cân năng của bệnh nhân
- Hỏi tiền sử sử dụng thuốc, hẹn đo sau một khoảng thời gian tùy loại thuốc BN sử dụng
+ Các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (Salbutamol, Terbutalyl, Ipratropium, Theophylin) => Sau 4 giờ
+ Các thuốc giãn phế quản tác dụng TB (Salmeterol, Formoterol, Theostat) => Sau 12 giờ
+ Các thuốc giãn phế quản tác dụng dài (Bambuterol) => 24 giờ
+ Chẹn beta => 6 giờ
4.2. Phòng đo hô hấp ký: thông thoáng, sạch sẽ
4.3. Tiến hành đo hô hấp ký
Nhập vào máy đo tuổi, giới, chiều cao , cân nặng, chủng tộc của bệnh nhân. Bệnh nhân được giải thích kỹ cách tiến hành, cách hít vào- thở ra theo yêu cầu đo, được chứng kiến động tác đo thử do bác sĩ làm , sau đó thực hiện cho bệnh nhân.
Cụ thể bệnh nhân hít vào thở ra bình thường 2 nhịp, nhịp thứ 3 thở ra thật sâu mục đích làm phổi thật rỗng, rồi cố gắng hít vào cũng thật sâu sao cho phổi căng ra hết sức, sau đó bệnh nhân thổi ra thật nhanh và thật mạnh thổi hết không khí trong phổi ra, sao cho thì ra kéo dài đến 6 giây. Bệnh nhân thổi 3 lần, máy sẽ tự động chọn giá trị cao nhất, kết quả được in ra gồm giá trị đo được, giá trị lý thuyết và % giá trị lý thuyết
4.4. Tiêu chuẩn hô hấp ký
Tiêu chuẩn chấp nhận được
- Thời gian từ khi hít tối đa đến bắt đầu đo FVC <1s
- Có bình nguyên 1s trên đường thể tích - thời gian
- Điểm kết thúc test hình lõm xuống trên đường cong lưu lượng - thể tích
- Đường cong lưu lượng - thể tích không bị gấp khúc
- Thời gian đo kéo dài ít nhất 6s cho người lớn - 3s cho trẻ em
- Hít vào và thở ra gắng sức tối đa
Tiêu chuẩn lặp lại
- Có ít nhất 3 đường cong đạt các tiêu chuẩn chấp nhận nêu trên
- Chênh lệch giữa hai kết quả có FVC cao nhất ít hơn 150ml hay 5% (<100ml khi FVC<1L)
4.5. Cách đọc một hô hấp ký
Hình 2. Phiếu kết quả đo chức năng hô hấp
Hình 3. Biểu đồ đo chức năng hô hấp lưu lượng - thể tíchHình 4. Biểu đồ hô hấp lưu lượng - thời gian1- Kiểm tra lại tuổi, giới, cân nặng, chiều cao chủng tộc
2- Kiểm tra lại đồ thị đo được, nếu chấp nhận được mới nhận kết quả đo và tiến hành phân tích
3- Các cột số trên hô hấp ký:
- Cột thứ 1: tên các thông số mà máy đo được và đơn vị
- Cột thứ 2 (cột pred) là giá trị bình thường hay giá trị lý thuyết, giá trị này đã được cài sẵn vào máy, lấy theo tiêu chuẩn của NHANESIII 1999
- Cột thứ 3 (cột pre # post) là các thông số đo được trên người bệnh, PRE nghĩa là các thể tích phổi trước khi hít khí dung vetolin, post nghĩa là các thể tích phổi sau khi hit khí dung ventolin
- Cột % pred: là các thể tích phổi tính bằng % nếu so sánh với giá trị bình thường. Các thể tích phổi thay đổi theo tuổi giới chiều cao cân nặng... nên khó đánh giá và so sánh, để loại trừ sự phụ thuộc đó người ta dùng tỉ số giữa các giá trị của bệnh nhân so với giá trị bình thường. Vì vậy giá trị % dễ hiểu hơn
- Tỉ FEV1/FVC : đây là 2 giá trị của chính bệnh nhân, nên không đọc ở cột % pred mà phải đọc ở cột của bệnh nhân (cột PRE ). Khi bệnh nhân hít vào không đầy đủ thì thổi ra không thể nhiều được, như vậy là FVC giảm làm FEV1 giảm theo. Để tính xem với một lượng không khí là FVC được đưa vào phổi thì bao nhiêu lít được thổi ra người ta lấy tỉ số FEV1/FVC. Đây là chỉ số phải được xem xét trước khi kết luận FEV1 giảm. Nếu cả tử và mẫu đều giảm thì phải dựa thêm vào lâm sàng để lý giải hô hấp ký.
5. Đọc hô hấp ký: theo thứ tự sau
5.1. FVC
- Bình thường FVC > hoặc = 80% giá trị lý thuyết (%pred)
-Nếu FVC <80 % giá trị lý thuyết gợi ý có rối loạn thông khí kiểu hạn chế.
+ 80 - 60: nhẹ
+ 59 - 40: TB
+ <40: nặng
Dung tích toàn phổi TLC giảm (total lung capcity) chứng tỏ có rối loạn thông khí hạn chế. Dung tích toàn phổi TLC bằng dung tích sống VC (hoặc FVC) cộng với thể tích cặn RV.
TLC = FVC + RV
Theo công thức trên nếu RV không giảm thì FVC giảm sẽ làm giảm TLC, do đó FVC giảm chứng tỏ có rối loạn thông khí hạn chế
Rối loạn thông khí hạn chế gặp trong trường hợp phổi không thể giãn ra được như xơ phổi, dầy màng phổi, tràn khí tràn dịch màng phổi, tim to...
Rối loạn thông khí hạn chế gặp trong trường hợp phổi bình thường nhưng không giãn nở được như gù vẹo cột sống, xơ cứng bì , nhược cơ hô hấp, liệt cơ hô hấp (hc Guillain Barre, tổn thương tủy cổ)
5.2. FEV1/FVC
- Bình thường FEV1/FVC > hoặc = 70% (0,70)
- Bất thường : khi FEV1/FVC <70% (0,70) chứng tỏ có rối loạn thông khí kiểu tắc nghẽn.
5.3. FEV1
- Bình thường > hoặc = 80%
Khi FEV1/FVC giảm, song song có FEV1 giảm phù hợp rối loạn thông khí kiểu tắc nghẽn, FEV1 càng giảm sự tắc nghẽn càng nặng.
Rối loạn thông khí tắc nghẽn gặp trong các bệnh có tắc nghẽn trên đường đi ra của dòng khí như hen phế quản, COPD. Độ đàn hồi của phổi giảm gây khó thở ra, lực đẩy khí ra khỏi phổi giảm làm giảm FEV1 gặp trong khí phế thủng
5.4. PEF (Peak expiratoire flow)
- Bình thường: > hoặc = 80%
Giảm song song với sự giảm của FEV1. Trong hen phế quản PEF giảm sớm nhất nên thường dùng để theo dõi trong hen phế quản
5.5. FEF 25-75
- Bình thường: > haowjc = 60%
Trong COPD, FEF 25-75 giảm sớm hơn cả FEV1
6. Kết luận: Hô hấp ký bình thường hay bất thường, nghi ngờ bệnh lý gì, đề nghị đo lại sau điều trị hay không.....
6. Test hồi phục phế quản
- Xịt 400 mcg salbutamol, sau 15 phút đo lại
- Âm tính: FEV1 tăng <10% hoặc <200ml
- Dương tính: FEV1 và/hoặc FVC tăng >12% và 200ml
+ FEV1/FVC > hoặc =70%: phục hồi hoàn toàn
+ FEV1/FVC <70%: phục hồi không hoàn toàn
Nhận xét
Đăng nhận xét